Friday, 19/04/2024 - 21:50|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường Tiểu học Tân Thành

Hiệu trưởng... kiến tạo

GD&TĐ - Theo tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ba Đình, Hà Nội), trong nền kinh tế thị trường, để mỗi cơ sở giáo dục đào tạo có “thương hiệu”

Hiệu trưởng phải có khả năng kiến tạo cho từng học sinh trong quá trình giảng dạy giáo dục của mình. Ảnh minh họa/internet

GD&TĐ - Theo tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ba Đình, Hà Nội), trong nền kinh tế thị trường, để mỗi cơ sở giáo dục đào tạo có “thương hiệu”, người hiệu trưởng còn phải biết xây dựng văn hóa tổ chức (văn hóa học đường) trong mỗi nhà trường.

Hiệu trưởng không chỉ là người quản lý…

Nhà trường không còn là tháp ngà, là vương quốc của tri thức. Nhà trường hiện đại phải gắn kết với đời sống xã hội mới có môi trường để thầy, trò gắn tri thức khoa học với đời sống, tạo ra những năng lực phẩm chất tốt đẹp của công dân tương lai.

Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm

Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm – phân tích: Hiệu trưởng chỉ trên cơ sở tổ chức mọi hoạt động của nhà trường (của cả thầy và trò) trong bầu không khí tôn vinh các giá trị cốt lõi, bằng những việc làm gắn kết mới tạo nên sự phát triển bền vững nhân cách của thầy và trò.

“Sản phẩm cuối cùng của mỗi hiệu trưởng không chỉ là những quyết định của công tác quản lý hành chính của mỗi người mà chủ yếu phải là sự phát triển nhân cách của học trò, những năng lực phẩm chất mà mỗi nhà giáo, mỗi nhà trường đã kiến tạo nên.

Học sinh không chỉ biết được gì khi rời khỏi nhà trường, mà quan trọng các em phải làm được những gì từ những điều đã biết cho những điều xã hội đang yêu cầu” - Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ, đồng thời nhấn mạnh:

Phải có đủ 4 trụ cột “học để biết ,học để làm, học để cùng chung sống và học để làm người”. Muốn có kết quả đó, hiệu trưởng phải giúp mỗi nhà giáo cũng phải có đủ phẩm chất, năng lực, nhân cách của nhà giáo, phải đủ lớn để làm tấm gương dẫn dắt học trò.

Đồng thời họ cũng phải là người nắm được những phẩm chất, năng lực cần có của học sinh ở mỗi cấp học. Từ đó họ phải có khả năng kiến tạo cho từng học sinh trong quá trình giảng dạy giáo dục của mình.

Hiệu trưởng phải có nhân cách lớn

Cũng theo tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm, trong nhà trường, hiệu trưởng phải là người hỗ trợ đắc lực để mỗi nhà giáo thành công trong sự nghiệp đổi mới giáo dục. Vì thế hiệu trưởng phải có nhân cách lớn để hỗ trợ sự phát triển nhân cách, tài năng của nhà giáo ở mỗi cơ sở mình quản lý.

Như vậy vai trò của cán bộ quản lý mà trước hết là hiệu trưởng của mỗi cơ sở giáo dục phổ thông phải là: Nhà quản lý lãnh đạo người truyền lửa cho tập thể sư phạm mỗi nhà trường.

Quan trọng hơn họ phải là nhà giáo dục, nhà sư phạm để mỗi nhà trường là môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh phát triển nhân cách, hoàn thiện phẩm chất năng lực của mình và là nơi để mỗi nhà giáo thành công trong sự nghiệp trồng người. Đây chính là đặc trưng riêng có của cán bộ quản lý giáo dục các nhà trường.

Mặt khác, hiệu trưởng phải là người có đủ tài chính để huy động được các nguồn lực, thu hút được sự đóng góp của các lực lượng xã hội, của cha mẹ học sinh, cho sự phát triển của mỗi nhà trường.

“Trên cơ sở nhận thức đánh giá đúng đắn vị trí vai trò của nhà trường, của hiệu trưởng thì chúng ta mới định ra được tiêu chí quy trình tuyển chọn hiệu trưởng sát hợp với thực tế hiện nay” - tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm trao đổi.

Lượt xem: 276
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 31
Hôm qua : 10
Tháng 04 : 174
Năm 2024 : 1.922